Junction Temperature Modeling

Junction Temperature Modeling

Mô hình hóa nhiệt độ điểm nối

Mô hình hóa nhiệt độ điểm nối là việc dự đoán và theo dõi nhiệt độ tại điểm nóng nhất bên trong linh kiện khi thiết bị hoạt động.

Vận hành an toàn và theo dõi nhiệt độ liên tục theo thời gian thực

Junction Temperature Modeling
  • Công suất đầu ra tối đa
  • Mức độ tin cậy cao nhất
  • Phạm vi nhiệt độ hoạt động mở rộng

Để ampli công suất âm thanh hoạt động an toàn, các linh kiện bán dẫn bên trong cần được vận hành trong giới hạn an toàn (SOA – Safe Operating Area) của chúng. Thông thường, các phương pháp bảo vệ truyền thống sẽ được áp dụng, chẳng hạn như giới hạn dòng điện ở mức thấp và an toàn, không gây nguy cơ hư hỏng. Ngoài ra, hệ thống cũng đo nhiệt độ tại tấm tản nhiệt của các linh kiện công suất bằng cách khá đơn giản. Khi nhiệt độ chạm ngưỡng cảnh báo, thiết bị sẽ tự động ngắt tải hoặc giảm điện áp đầu ra để bảo vệ hệ thống. Nhìn chung, những giải pháp này đủ để ngăn chặn việc linh kiện bị quá tải. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, hệ thống phải dự phòng một biên độ an toàn rất lớn – điều này đồng nghĩa với việc không thể khai thác hết hiệu suất thực sự của các linh kiện bán dẫn. Lý do là vì muốn tận dụng tối đa khả năng hoạt động của chúng, cần phải biết được nhiệt độ thực tế tại điểm nối bên trong linh kiện – vị trí nóng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến độ bền và hiệu năng của thiết bị


Với công nghệ Junction Temperature Modeling (JTM) của Dynacord cho phép theo dõi và mô phỏng nhiệt độ bên trong linh kiện bán dẫn theo thời gian thực, dựa trên các thông số hoạt động như điện áp, nhiệt độ vỏ máy, dòng điện và điện áp đầu ra. Cơ chế này được thực hiện thông qua một thuật toán giám sát thông minh, liên tục phân tích các linh kiện bán dẫn quan trọng trong ampli. Các thông số như dòng và áp luôn được đo lường chính xác. Từ đó, hệ thống tính toán mức tiêu hao năng lượng tại các linh kiện, và đưa vào một mô hình nhiệt độ tổng thể của hệ thống tản nhiệt. Nhờ đó, nhiệt độ thực tế tại điểm nối – nơi nóng nhất bên trong linh kiện công suất – có thể được ước tính chính xác theo thời gian thực. Cách tiếp cận này cho phép ampli tối ưu hiệu suất sử dụng linh kiện, từ đó đạt được công suất đầu ra cao hơn rõ rệt, mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định và bền bỉ trong suốt quá trình vận hành.